$410
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dac biet theo tuan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dac biet theo tuan.Sáng 20.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ủy viên T.Ư Đảng các khóa. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2024 có nhiều biến động nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.Theo Tổng Bí thư, qua những thay đổi đó, Đảng ta đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay từ năm 2025, phải nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn; tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. Đất nước trong những thời điểm lịch sử cần có ý chí, quyết tâm cao, cần có những quyết sách mang tính lịch sử. "Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được với tư duy đổi mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Theo đó, cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", Tổng Bí thư khẳng định.Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, sẽ càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Theo Tổng Bí thư, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại.Để thực hiện khát vọng này, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần nhận rõ những thách thức đang đặt ra hiện nay. Những thành tựu của 40 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có và nghiêm túc nhìn nhận lại để thấy rõ chúng ta đang ở đâu trong thế giới hôm nay; thấy rõ những hạn chế, yếu kém và những thách thức đang đặt ra hiện nay và trong những năm tới, không chỉ từ bên ngoài, từ những yếu tố khách quan, mà còn có cả những vấn đề nội tại, những "rào cản" từ thể chế và văn hóa. Các nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra lâu nay vẫn còn tồn tại, một số mặt diễn biến phức tạp hơn.Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần ưu tiên triển khai thật tốt các nhóm nhiệm vụ, trước hết là vấn đề xây dựng Đảng. Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Thứ hai là nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.Thứ ba là chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội xây dựng môi trường sống trong lành, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...Tổng Bí thư đề nghị, tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó tập trung vào hai nội dung chính là chuẩn bị các văn kiện trình đại hội và chuẩn bị nhân sự. Đặc biệt, về công tác nhân sự, đây là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.Đồng thời, triển khai chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Tổng Bí thư, đến thời điểm hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang được triển khai với nỗ lực, quyết tâm rất cao. Đây là đòi hỏi bức thiết và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận và lan tỏa sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định, mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình."Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư khẳng định.Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Sao vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư: Lê Hồng Anh, Trần Quốc Vượng; nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước cũng đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình.Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huy hiệu 80 năm, 65 năm, 60 năm, 55 năm, 50 năm, 45 năm, 40 năm tuổi Đảng tặng 15 đảng viên là nguyên ủy viên T.Ư Đảng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dac biet theo tuan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dac biet theo tuan.Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong. ️
Ông Witkoff nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng sẽ đòi hỏi cả sự nhượng bộ về lãnh thổ và kinh tế từ cả Nga lẫn Ukraine. "Và đây là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump làm tốt nhất. Ông ấy tập hợp mọi người lại với nhau. Ông ấy khiến họ hiểu rằng con đường dẫn đến hòa bình là thông qua sự nhượng bộ và đạt được sự đồng thuận", The Kyiv Independent dẫn lời ông Vitkoff nhấn mạnh vào ngày 23.2.Ông Vitkoff cũng gợi ý rằng các thỏa thuận Istanbul năm 2022 có thể đóng vai trò là nền tảng cho một hiệp ước hòa bình trong tương lai giữa Nga và Ukraine.Các thỏa thuận Istanbul giữa Ukraine và Nga năm 2022 đề cập một loạt các cuộc đàm phán được tổ chức tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3.2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022.Bản thông cáo được soạn thảo đã nêu các điều khoản tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình bao gồm việc Ukraine áp dụng quy chế trung lập và từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO, hạn chế lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh của phương Tây cho Ukraine, đàm phán về tình trạng của bán đảo Crimea trong vòng 10-15 năm và cho phép Ukraine nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).Dù các cuộc đàm phán ở Istanbul được xem là một bước đột phá tiềm năng, với việc cả hai bên được cho là đều cân nhắc những nhượng bộ đáng kể, nhưng đã không dẫn đến một thỏa thuận cuối cùng và đã bị dừng lại vào tháng 5.2022.Vào ngày 18.2 tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, các quan chức cấp cao Mỹ và Nga đã có cuộc đối thoại đầu tiên về xung đột Nga-Ukraine. Sau đó, Tổng thống Trump cho hay giai đoạn đàm phán ngừng bắn mới giữa các phái đoàn Mỹ và Nga nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine sẽ diễn ra tại Riyadh vào ngày 25.2.Hãng thông tấn RIA hôm nay 24.2 dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh Nga công nhận những nỗ lực của Mỹ nhằm hướng tới một lệnh ngừng bắn nhanh chóng ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Ryabkov cảnh báo rằng một lệnh ngừng bắn mà không có giải pháp lâu dài là con đường dẫn đến việc nhanh chóng nối lại xung đột với những hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn, trong đó có cả hậu quả đối với quan hệ Nga-Mỹ.Trong khi đó, Kyiv đang phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc sử dụng tài nguyên của Ukraine để bồi thường Mỹ cho khoản viện trợ được cung cấp dưới thời Tổng thống Joe Biden, theo AFP.Giới chức Ukraine ngày 23.2 khẳng định khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng của Ukraine nằm ở khu vực công nghiệp miền đông Donbass, nơi Nga đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ và vẫn đang tiến quân, theo AFP."Chúng tôi có thông tin là thật không may, có khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng này ở vùng lãnh thổ tạm thời bị kiểm soát", Phó thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kyiv. Bà nói thêm rằng một số số liệu thống kê về các mỏ đã "lỗi thời", nhưng ước tính này dựa trên các cuộc khảo sát địa chất và dữ liệu nguồn mở.Tổng thống Zelensky muốn Tổng thống Trump đảm bảo an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng của Ukraine như lithium, titan, uranium và kim loại đất hiếm. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Tổng thống Zelensky không muốn ký thỏa thuận. Một nguồn tin tại Ukraine nói với AFP hôm 22.2 rằng nhà lãnh đạo Ukraine "chưa sẵn sàng" đồng ý với các yêu cầu hiện tại của Mỹ.Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak ngày 23.2 thì nói rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra theo cách "bình thường". Trong lúc chính quyền Tổng thống Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu chống lại Nga trong suốt phần còn lại của năm nay với sự hỗ trợ của châu Âu, theo CNN.Khi được hỏi liệu có phải ấn tượng của ông sau khi nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio là Ukraine sẽ được Washington bảo đảm an ninh hay không, ông Sikorski nhấn mạnh sự bảo đảm tốt nhất cho Ukraine là quân đội gần một triệu người của nước này, kiên trì chống lại chiến dịch quân sự của Nga.Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cho hay ông tin rằng chừng nào Ukraine chưa phải là thành viên NATO, thì cần phải có nguồn tài trợ bên ngoài cho một đội quân gồm 800.000 quân như một phần của các đảm bảo an ninh, theo Ukrainska Pravda.Khi được hỏi về việc đảm bảo một nền hòa bình công bằng, ông Zelensky trả lời: "Hôm nay, chúng tôi chủ yếu nói về mong muốn của mọi người là buộc [Tổng thống Nga Vladimir] Putin phải chấm dứt giai đoạn nóng bỏng của cuộc chiến... Đây sẽ là một công việc khó khăn và dài hạn, vì phải diễn ra cùng lúc với việc đảm bảo an ninh cho chúng tôi".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của các bên liên quan về những phát ngôn trên. ️
Theo đó, trong 2 ngày 11 - 12.2 (tức 14 và 15 tháng giêng) các phương tiện di chuyển từ TP.Phủ Lý (Hà Nam) đi Thái Bình sẽ đi theo ngã tư QL10 đến QL21B (siêu thị Go) - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Các phương tiện từ Ninh Bình đi Thái Bình đi theo QL10 - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Phương tiện từ Thái Bình đi Ninh Bình, Hà Nội đi theo hướng cầu Tân Phong - QL21B - Lê Đức Thọ - QL10 - đi Ninh Bình hoặc Hà NộiCông an tỉnh Nam Định đề nghị người dân và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường trên nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ việc phân luồng theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát giao thông.Theo UBND TP.Nam Định, lễ khai ấn sẽ được thực hiện từ 22 giờ 15 ngày 11.2 tại đền Trần. Lá ấn sẽ được phát cho người dân và du khách thập phương từ 5 giờ sáng ngày 12.2, tại khu vực nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.Để phục vụ cho lễ khai ấn, Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Công an TP.Nam Định xây dựng kế hoạch, huy động hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng ăn xin, tội phạm, trộm cắp, móc túi trong khu vực lễ hội.Riêng lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định sẽ xuyên đêm phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông để lễ khai ấn diễn ra trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Thượng tá Đỗ Đình Sơn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị đã phối hợp với Công an TP.Nam Định bố trí 294 cán bộ, chiến sĩ tổ chức cắm chốt tại các tuyến đường chính dẫn vào khu vực đền Trần để hướng dẫn, điều tiết phương tiện tránh ùn tắc. Các tuyến đường trọng điểm được lên phương án phân luồng từ xa để giảm áp lực giao thông. ️